Phạm vi Trung_Nguyên

Vào khai thủy của nền văn minh Trung Hoa, "Thiên hạ chi trung" và "Hòa Lạc" là các thuật ngữ địa lý đề cập cụ thể đến khu vực Lạc Dương, nơi đặt nền móng của ba triều đại là Hạ, ThươngChu, văn hóa Hà Lạc phát triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm của khu vực Trung Nguyên. Đến thời Tiên Tần, Lạc Ấp (nay là Lạc Dương) được tuyên bố là trung tâm thiên hạ. Do tộc Hoa Hạ thiên di ra hướng ra vùng xung quanh, mở rộng hoạt động của mình, thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, khái niệm Trung Nguyên được mở rộng ra các nước chư hầu của tộc Hoa Hạ, nay thuộc Hà Nam, vùng Quan Trung của Thiểm Tây, nam bộ của hai tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc, tây bộ của Sơn Đông, tây bắc bộ của Giang Tô và bắc bộ An Huy. Tống sử-Lý Cương truyện thuật lại: "Tự cổ trung hưng chi chủ, khởi ư tây bắc tắc túc dĩ cứ Trung Nguyên nhi hữu đông nam"(Nghĩa là: Từ thời tiền sử;con người đã đã từ tây bắc tiến xuống Trung Nguyên và vùng đông nam để lập nghiệp và sinh sống), "Trung Nguyên" tức chỉ lưu vực trung hạ du Hoàng Hà. Đôi khi Trung Nguyên cũng được dùng để chỉ lưu vực Hoàng Hà, như trong "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng có thuật: "Đương tưởng suất tam quân, bắc định Trung Nguyên", thì Trung Nguyên tức là chỉ lưu vực Hoàng Hà.